Những yếu tố làm tăng nguy cơ suy giáp mà bạn có thể không biết
Suy giáp là một tình trạng bệnh lý xảy ra khi tuyến giáp bị suy giảm chức năng và không sản xuất đủ một số hormone quan trọng. Tần suất mắc bệnh suy giáp có xu hướng gia tăng theo tuổi và nữ giới thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nam giới. Mặc dù, loại bệnh lý này ít khi gây ra các triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn đầu, nhưng về lâu dài nếu không được điều trị triệt để có thể gây tổn thương các mô, cơ quan, dẫn đến sự xuất hiện của các rối loạn chuyển hóa trên lâm sàng và xét nghiệm. Dưới đây là 5 yếu tố làm tăng nguy cơ suy giáp thường gặp nhất hiện nay mà bạn nên biết để có biện pháp dự phòng hiệu quả.
Nữ giới thường có nguy cơ suy giáp cao hơn nam giới
1. Thiếu iốt
Ở nhiều người, chế độ ăn uống hàng ngày thiếu iốt được xem là một yếu tố chính gây nên hội chứng suy giáp. Hiện nay, phần lớn mọi người đã có thói quen chuyển sang sử dụng muối iốt thay cho các loại muối thông thường xưa kia nên nguy cơ bị suy giáp cũng có xu hướng giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, với những vùng miền hay khu vực có khẩu phần ăn iốt thấp thì nguy cơ mắc bệnh này vẫn còn rất cao. Do đó, để ngăn ngừa hiệu quả chứng suy giáp bạn cần bổ sung đầy đủ nhu cầu muối iốt cho cơ thể.
Hãy dùng muối iốt để giảm nguy cơ suy giáp
2. Bệnh tự miễn
Bệnh tự miễn vốn là một trong những yếu tố phổ biến làm tăng nguy cơ suy giáp, bởi ở những người mắc bệnh tự miễn cơ thể thường sản sinh các kháng thể chống lại tuyến giáp, dẫn đến hiện tượng tuyến giáp giảm bài tiết một số hormone quan trọng. Trong số nhiều bệnh tự miễn thì bệnh Grave và viêm tuyến giáp Hashimoto được đánh giá là khá phổ biến hiện nay.
3. Tiểu đường tuýp 1
Khác với tiểu đường tuýp 2, tiểu đường tuýp 1 là một loại bệnh lý di truyền do tự miễn. Do vậy, những người bị tiểu đường tuýp 1, đặc biệt là các thanh thiếu niên có nguy cơ suy giáp tăng cao do chịu tác động tiêu cực từ kháng thể tự miễn.
4. Mãn kinh
Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh thường có nhiều sự thay đổi liên quan đến các hormone trong cơ thể, đặc biệt là khi ở độ tuổi 50 chị em dễ có nguy cơ mắc bệnh suy giáp. Đôi khi, hội chứng suy giáp còn xuất hiện tạm thời ở một số phụ nữ sau khi trải qua những biến đổi tâm – sinh lý trong thời gian mang thai.
5. Thay đổi tuyến yên
Những thay đổi trong hoạt động của tuyến yên tuy không phải là một yếu tố phổ biến làm tăng nguy cơ suy giáp nhưng nó có khả năng điều chỉnh sự bài tiết của TSH – một hormone kích thích tuyến giáp, từ đó gây ra hội chứng suy giáp.
Nguồn bài viết: http://nhansamnhunghuou.com/diem-mat-5-yeu-to-lam-tang-nguy-co-suy-giap/
Bài viết liên quan
6 cách sử dụng đông trùng hạ thảo hiệu quả nhất không phải ai cũng biết
23/12/2023 10:Th12
Vì sao nên dùng Vũ Hoàng Thanh Tâm hỗ trợ giảm nguy cơ đột quỵ
12/04/2023 20:Th4
Lưu Ý Khi Ăn Dành Cho Người Bị Cao Huyết Áp
28/03/2023 08:Th3