Kháng thể OvalgenHP chống vi khuẩn Hp của Nhật Bản đã được đông đảo giới chuyên gia về tiêu hóa hàng đầu của Việt Nam biết tới và sử dụng rộng rãi. Mặc dù vẫn còn những ý kiến khác nhau trong cộng đồng chuyên gia, tuy nhiên, những bằng chứng về hiệu quả sử dụng cũng như tính an toàn tại Nhật Bản và sử dụng bước đầu tại Việt Nam đã thuyết phục được các chuyên gia tiêu hóa Việt Nam tin rằng đây thực sự là một giải pháp đột phá, công cụ hữu ích chưa từng có tại Việt Nam dành cho bác sỹ trong điều trị bệnh lý dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra.

Nhóm phóng viên có dịp trao đổi trực tiếp với PGS.TS.BS. Phạm Thị Thu Hồ, Nguyên Trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch hội Tiêu hóa Hà Nội, Phó chủ tịch Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, và nhận được những đánh giá tích cực. Chi tiết trong buổi phỏng vấn như sau:

hoi-thao-gastimunhp

   PGS.TS.BS. Phạm Thị Thu Hồ chủ trì một hội thảo chuyên đề về điều trị vi khuẩn Hp tại Hà Nội

PVBác sỹ đánh giá tình hình bệnh dạ dày tá tràng hiện nay ở Việt Nam như thế nào? Về mức độ phổ biến, mức độ nguy hiểm của bệnh.

PGS.TS.BS. Phạm Thị Thu Hồ: Phải nói rằng bệnh Viêm loét dạ dày tá tràng là loại bệnh rất thường gặp ở Việt Nam. Về tỷ lệ mắc bệnh, thì có những nghiên cứu mang tính chất điều tra ở từng vùng, như là nghiên cứu những năm 90 trước đây là tỷ lệ dân số có biểu lý bệnh dạ dày, có tới trên 60% dân số. Bên cạnh đó, Việt Nam nằm trong các nước có tỷ lệ Ung thư dạ dày cao nhất trên thế giới.

Chính vì vậy, có thể nói các bệnh dạ dày nói chung là những bệnh thường gặp ở từ cơ sở trung ương tới địa phương.

PV: Gần đây, trên các phương tiện truyền thông đại chúng thường nói về vi khuẩn Helicobacter pylori. Vậy vai trò của vi khuẩn Helicobacter pylori (gọi tắt là vi khuẩn Hp) trong bệnh lý dạ dày tá tràng ra sao?

PGS.TS.BS. Phạm Thị Thu Hồ: Từ năm 1983, hai nhà bác học người Úc là Warren và Marshall đã chứng minh sự tồn tại và nuôi cấy thành công vi khuẩn Hp, đồng thời họ cũng chứng minh được vai trò gây bệnh của loại vi khuẩn này. Cho tới nay, có hàng ngàn công trình nghiên cứu trên thế giới để củng cố lý thuyết trên.

Vi khuẩn Hp là 1 trực khuẩn hình cong, nó sống được trong dạ dày. Niêm mạc dạ dày thường có độ pH rất cao, nhưng tại sao các vi khuẩn khác không sống đc mà chỉ có vi khuẩn Hp mới sống được? Trên thực nghiệm và nghiên cứu lâm sàng, người ta thấy sở dĩ vi khuẩn Hp sống được trong dạ dày là nhờ men Urease. Enzyme Urease là thành phần chiếm chủ yếu trên tế bào vi khuẩn, giúp vi khuẩn Hp điều khiển pH trong dạ dày do nó thủy phân được Ure trong thức ăn thành Amoniac và Carbonic. Chính Amoniac giúp kiềm hóa môi trường xung quanh đó làm cho pH trong dạ dày tăng lên 4-5 nên nó tồn tại được. Enzyme Urease còn có thể giúp cho vi khuẩn bám dính được vào chất nhày Mucin của dạ dày tốt, nên nó không bị đào thảo khi dạ dày co bóp để tống thức ăn xuống ruột.

Ngoài Urease, vi khuẩn Hp còn tiết ra rất nhiều enzyme khác protease, catalase…để giúp nó tồn tại và gây bệnh trong dạ dày. Cho nên từ thế kỷ trước khi chứng minh được sự tồn tại của vi khuẩn Hp thì người ta vẫn tin rằng không có loại sinh vật nào sống được trong dạ dày. Chính vì vậy nên không ai nghĩ rằng bệnh lý dạ dày là bệnh lý nhiễm khuẩn.

Bản thân vi khuẩn Hp đã được chứng minh là yếu tố gây viêm, gây loét. Nhờ chính men Urease làm thoái biến chất nhầy, làm acid HCl, pepsin tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc dạ dày gây tổn thương. Bên cạnh đó vi khuẩn này còn tiết ra các độc đố, trong đó người ta đã chứng minh được các độ tố như CagA, VacA gây rỗng tế bào, tổn thương tế bào, kích thích sự phân bào gây kết dính các tế bào biểu mô gây viêm và Ung thư dạ dày. Tuy nhiên có nhiều chủng Hp khác nhau, có những loại có CagA, VacA hoặc không có thì độc lực của vi khuẩn khác nhau. Chính vì vậy, người ta giải thích được một phần rằng một số người có vi khuẩn Hp nhưng không gây Ung thư dạ dày, loét dạ dày nhưng những ng khác lại bị.

PV: Thưa bác sỹ, trường hợp bệnh dạ dày thế nào thì cần phải diệt vi khuẩn Hp?

PGS.TS.BS. Phạm Thị Thu Hồ: Nếu bệnh nhân có các triệu chứng rõ ràng như đau thượng vị, đầy hơi, ợ ơi, ợ chua…mà được khẳng định có viêm dạ dày, loét dạ dày, Ung thư dạ dày thì phải diệt vi khuẩn Hp.

Hiện nay điều mà chúng ta quan tâm là chúng ta đã chẩn đoán được chính xác bệnh dạ dày qua nội soi. Nếu như qua nội soi phát hiện được Hp thì có thể điều trị. WHO cũng đã khẳng định vi khuẩn Hp là nhân tố số 1 gây Ung thư dạ dày.

PVViệc điều trị vi khuẩn Hp hiện nay gặp khó khăn gì và có những tiến bộ gì?

PGS.TS.BS. Phạm Thị Thu Hồ: Từ khi phát hiện ra vi khuẩn Hp tới nay, các thầy thuốc trên thế giới cũng như VN đã áp dụng phác đồ điều trị để diệt Hp. Trong đó có thuốc ức chế acid dạ dày cộng với 2 loại kháng sinh. Tuy nhiên, thời gian đầu người ta thấy rằng việc sử dụng phác đồ trong 1 tuần, 10 ngày cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn Hp, nhưng tới nay thì thường phải dùng phác đồ 15 ngày mới diệt được Hp. Bên cạnh đó, tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn Hp đang tăng rất cao. Hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu về Hp kháng thuốc khác nhau. Ở các nước phát triển thì tỷ lệ kháng thuốc kém hơn các nước đang phát triển, ở Mỹ chỉ có 10-15% kháng thuốc Clarithromycin, ở Tây Ban Nha thì có khi tới 35%. Metronidazol bị kháng nhiều trên thế giới, khoảng từ 20-40%. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu ở Hà Nội và Thành phố HCM, tỷ lệ kháng Clarithromycin là 33%. Riêng thành phố Hồ Chí Minh, kháng Metronidazol từ 40-70%. Chính vì vậy có rất nhiều hội nghị trên thế giới nghiên cứu về tình trạng kháng thuốc này, người ta đã phải đưa ra nhiều phác đồ điều trị khác nhau để diệt vi khuẩn Hp là 2 kháng sinh cùng 1 thuốc PPI, 3 kháng sinh cùng 1 thuốc PPI, phác đồ nối tiếp…. Thế giới vẫn đang tiếp tục đưa ra các phác đồ mới để “chạy đua” với sự kháng thuốc của vi khuẩn Hp.

Hiện nay, ngườibta cũng đưa ra các sự phối hợp mới để tăng cường khả năng diệt Hp, phòng nhiễm Hp. Thí dụ như ở Nhật Bản, người ta có dùng thêm kháng thể đặc hiệu OvalgenHP để kết hợp phòng bệnh, kết hợp các phác đồ điều trị để tăng khả năng diệt Hp lên nhiều hơn.

PV: Gần đây có một loại kháng thể lưu hành ở Việt Nam có tác dụng ức chế vi khuẩn Hp, xin bác sỹ cho biết loại kháng thể đó là gì và tác dụng thực sự ra sao?

PGS.TS.BS. Phạm Thị Thu Hồ: Loại kháng thể này mới đưa vào Việt Nam, tuy nhiên loại kháng thể này đã được nghiên cứu bởi Viện nghiên cứu miễn dịch Gifu và sử dụng tại Nhật Bản trên 10 năm trước đây. Người ta nghiên cứu dựa trên đặc điểm của vi khuẩn Hp, độc tính của nó và đặc điểm giúp nó phát triển trong dạ dày là men Urease. Người ta nghĩ tới việc làm thế nào để hạn chế sự phát triển, tồn tại của vi khuẩn Hp bằng cách ức chế men Urease.

Qua tài liệu tôi đọc được, trên cơ sở kháng nguyên – kháng thể, lý thuyết sinh bệnh học, Urease là enzyme chủ chốt giúp vi khuẩn Hp tồn tại và gây bệnh dạ dày. Chính vì vậy, người ta đã tách men Urease từ vi khuẩn Hp, sau đó người ta chế biến nó dưới dạng vaccine, tiêm cho gà đẻ, gà sinh ra kháng thể và chuyển vào lòng đỏ trứng gà. Từ đó người ta chiết ra kháng thể OvalgenHP trong lòng đỏ trứng gà.

Trên các thực nghiệm ở động vật, người tình nguyện có vi khuẩn Hp, khi đưa OvalgenHP vào thì kháng thể có tác dụng ức chế vi khuẩn với 3 cơ chế: thứ 1 là ức chế Urease của vi khuẩn Hp nên nó không thể trung hòa môi trường acid dạ dày; thứ 2 là nó cản trở Hp bám dính vào màng nhầy dạ dày; thứ 3 là ngưng kết vi khuẩn Hp tạo điều kiện cho các cơ chế miễn dịch cơ thể để chống vi khuẩn Hp.

Qua các tài liệu nghiên cứu, tôi thấy đây là một giải pháp rất độc đáo, giúp đáp ứng mong muốn của thầy thuốc trong tình hình Hp kháng thuốc gia tăng hiện nay. Thầy thuốc và bệnh nhân đều cần giải pháp kết hợp trong điều trị vi khuẩn Hp hiệu quả. Người ta đã nghiên cứu lâm sàng tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, thấy rằng nồng độ vi khuẩn Hp giảm đi nhiều sau quá trình sử dụng OvalgenHP. Tôi biết răng, nhà sản xuất đã chế OvalgenHP ra dưới dạng sữa chua, bột, viên, sản phẩm này cũng đã được đưa vào Việt Nam với tên gọi GastimunHP.

Về tính an toàn của loại kháng thể này thì các nghiên cứu đã chứng minh không có tác dụng phụ trên cơ thể. Điều này chứng tỏ đây là một sản phẩm an toàn, có thể sử dụng lâu dài giúp tăng cường hiệu quả điều trị vi khuẩn Hp, khắc phục tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc, dự phòng nhiễm khuẩn Hp và dự phòng các bệnh do vi khuẩn Hp gây ra…. Ngoài ra, trẻ em và phụ nữ đều có thể sử dụng nên rất tốt.

PV: Tôi được biết Hội tiêu hóa Hà Nội có tham luận về loại kháng thể OvalgenHP có tác dụng chống vi khuẩn Hp, xin hỏi, đánh giá cá nhân của bác sỹ về tính ứng dụng của loại kháng thể này trong điều trị và phòng ngừa nhiễm khuẩn Hp tại Việt Nam?

PGS.TS.BS. Phạm Thị Thu Hồ: Tôi cho rằng đây là một sản phẩm rất cần thiết. Loại kháng thể này được sản xuất dưới dạng thực phẩm, không có tác dụng phụ gì. Ở VN tình trạng nhiễm Hp ở người lớn và trẻ em đều rất cao, nếu OvalgenHP ở dạng dễ dùng, không có tác dụng phụ thì người lớn và trẻ em đều nên sử dụng. Người lớn có viêm loét dạ dày thì nên sử dụng kết hợp trong phác đồ điều trị vi khuẩn Hp, đặc biệt là trong những trường hợp nghi ngờ có Hp kháng thuốc….

Trong thực tế thăm khám, có những bệnh nhân yêu cầu tôi đi cấy vi khuẩn Hp xem nó đã kháng thuốc như thế nào nhưng tôi cho rằng đây là điều rất phức tạp và tốn kém, chưa thể áp dụng phổ biến tại Việt Nam. Chính vì vậy nếu có thêm OvalgenHP kết hợp trong phác đồ điều trị Hp thì tôi thấy là cực kỳ hữu ích trong cuộc chạy đua chống vi khuẩn Hp đề kháng kháng sinh.

PV: Xin bác sỹ cho những bệnh nhân đang bị bệnh dạ dày có vi khuẩn Hp lời khuyên về việc sử dụng loại kháng thể chống vi khuẩn Hp, OvalgenHP.

PGS.TS.BS. Phạm Thị Thu Hồ: Nếu đang có loét, viêm dạ dày đã được chẩn đoán qua nội soi, mô bệnh học thì nên dùng phác đồ điều trị Hp chung kết hợp thêm với kháng thể OvalgenHP để đảm bảo khả năng tiêu diệt được vi khuẩn Hp, tránh trường hợp phải sử dụng tái đi tái lại phác đồ điều trị gây mệt mỏi và tốn kém.

PV: Xin bác sỹ cho biết, liệu loại kháng thể OvalgenHP này có thể được sử dụng trong phòng ngừa và chống lây nhiễm vi khuẩn Hp?

PGS.TS.BS. Phạm Thị Thu Hồ: Chúng ta biết là lây nhiễm của Hp là qua môi trường, động vật, đặc biệt từ người qua người. Chính vì vậy, ở các nước đang phát triển như ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm khuẩn Hp rất cao, tỷ lệ tới 70%. Có nhiều nơi trên thế giới tỷ lệ này lên tới 100%! Qua thực tế sử dụng tại Nhật Bản, người ta thấy rằng loại kháng thể này có tác dụng phòng ngừa mắc, lây nhiễm và nên dùng rộng rãi trong cộng đồng. Quan trọng nhất là nó giúp tăng kháng thể cho cơ thể mà không có tác hại gì cả.

PV: Một số đối tượng đặc biệt như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người có thể trạng yếu, rất hạn chế trong việc sử dụng kháng sinh. Vậy loại kháng thể OvalgenHP và gọi là GastimunHP ở Việt Nam có phải là một giải pháp an toàn cho họ khi bị bệnh dạ dày có vi khuẩn Hp hay không?

PGS.TS.BS. Phạm Thị Thu Hồ: Như tôi đã nói, ở những đối tượng như trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai, cho con bú, người dị ứng với kháng sinh, người có Hp kháng thuốc… thì cần thiết phải dùng OvalgenHP. Tôi cho rằng đây là một giải pháp rất an toàn cho những bệnh nhân bệnh dạ dày có vi khuẩn Hp cả trẻ em và người lớn.

                                                                                                                                                 Nguồn: GastimunHP